Ngày gửi: 30/03/15 lúc 13:00 | IP Logged
|
|
|
Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình trong ngày khai mạc Tuần Thánh
Đăng ngày: 30.03.2015 , Mục: - Tin nổi bật, Tin Công Giáo Việt Nam
VRNs (30.3.2015)
– Sài Gòn – Thánh lễ lúc 20 giờ, Chúa Nhật Lễ Lá, 29.3 tại Đền Đức Mẹ
HCG Sài Gòn được quý cha DCCT dành riêng cầu nguyện cho công lý và hòa
bình.
Đây là thánh lễ cầu nguyện cho công và
hòa bình đầu tiên sau Tết Nguyên Đán 2015. Thánh lễ do cha Giuse Trịnh
Ngọc Hiên, tân Bề trên DCCT Hà Nội chủ tế và cha Giuse Đinh Hữu Thoại
giảng lễ.
Ý lễ được nêu trong đầu lễ là cầu nguyện
cho sự tự do tôn giáo tại Việt Nam khi nhà cầm quyền huyện huyện Đăk
Tô, tỉnh Kontum đưa ra bản kế hoạch xóa sạch 22 nhà nguyện tạm thời của
người thuộc các sắc tộc thiểu số; việc nhà cầm quyền đã cấm các nhà sư
chùa Phước Thành cùng quý vị chức sắc thuộc Hội đồng liên tôn Việt Nam
tổ chức cầu nguyện và phát quà từ thiện cho các ông thương phế binh
VNCH; hay công an tiếp tục khống chế việc đi lại của công dân, nhất là
các chức sắc tôn giáo trong việc cấm các linh mục DCCT xuất cảnh, thu hộ
chiếu, và không cấp hộ chiếu mới. Việc vi phạm nhân quyền trong việc
phá bỏ môi trường sống an toàn của người dân qua việc đốn chặt cây xanh
tại Hà Nội hay việc lấp sông Đồng Nai.
Ngày lễ cầu nguyện cho công lý và hòa
bình tháng này trùng với ngày Chúa Nhật Lễ Lá – khai mạc Tuần Thánh, kỷ
niệm biến cố Đức Giêsu bước vào cuộc khổ nạn; do đó, ngay sau lời chào
đầu lễ cha chủ tế Giuse Hiên mời gọi cộng đoàn: “chúng ta không xin Chúa
cất khỏi những đau khổ, bách hại nhưng xin Chúa ban cho ta sức mạnh để
có thể lướt thắng được những đau khổ ấy”
Trong bài giảng thánh lễ, cha Giuse Đinh
Hữu Thoại nhấn mạnh đến cái ác trong xã hội Việt Nam do đảng cộng sản
cầm quyền và giải pháp của Thiên Chúa trước vấn nạn đó. Cha Giuse cũng
nhắc nhở: “Đối diện với đau khổ, sự ác chúng ta không thể làm ngơ hay im
lặng. Làm ngơ hay im lặng là đồng lõa với sự ác.”
Trong phần hướng dẫn cầu nguyện chung, cha Giuse Trương Hoàng Vũ mời gọi cộng đoàn cùng hiệp dâng những ý nguyện sau:
Chúa Nhật lễ lá, xác định rõ cho chúng
ta biết Chúa Giêsu chính là vị Vua đích thực sẽ đến để hoàn thành lời
hứa của Thiên Chúa. Vị Vua ấy đã đến và ở đây rồi. Nhưng Ngài không đến
với quân đội vũ khí, vinh quang và quyền bính, sức mạnh để thống trị…
Ngài chỉ khiêm tốn cưỡi trên lưng một con lừa con mà môn đệ mượn về cho
Ngài. Vị vua ấy đến và ở giữa chúng ta như một người tôi tớ.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho những vị
chủ chăn trong Giáo hội VN, biết học nơi Đức Kitô, trở nên vị tôi tớ
trung thành phục vụ công đoàn dân Chúa, hướng dẫn dân Chúa trong đức
tin, đứng về phía những người nghèo, những người thấp cổ bé họng để bênh
vực và là tiếng nói thay họ chống lại những áp bức, bất công ngày càng
tràn lan trên đất nước này.
Thánh thánh Phaolô tông đồ trong bài đọc II đã nói về sự khiêm hạ thẳm sau nơi vị Vua Giêsu như sau: “Đức
Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết
trên cây thập tự” (Pl 2,6-8). Chính Thiên Chúa đã tự trút bỏ chính vinh quang để trở nên người phàm và chết như một tử tội để cứu độ nhân loại.
Ngày hôm nay biết bao người thành tâm
thiện chí, đang chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn nhưng lại bị
nhà cầm quyền bách hại, bởi vì họ đã dám công khai tố cáo những việc làm
sai trái của nhà cầm quyền vi phạm đến lợi ích chung của cộng đồng. Xin
cho những con người thành tâm thiện chí ấy can đảm tranh đấu cho con
đường tìm kiếm công lý dù phải gặp nhiều gian nan thử thách. Xin cho họ
tìm được niềm an ủi lớn lao nơi Đức Ki-tô, Đấng đã từng bị người đời lên
án cách công và giết chết.
Lạy Chúa, ngày nay chúng con đang sống
trong một xã hội đầy dẫy bất an, từ môi trường thiên nhiên bị phá hủy
như vụ chặt cây xanh ở Hà Nội, dự án lấp sông Đồng Nai đến môi trường
giáo dục ngập tràn bạo lực, ngoài xã hội đầy dẫy tệ nạn. Bao nhiêu bạn
trẻ đã bỏ nước ra đi chấp nhận làm công nơi nước ngoài. Bao nhiêu người
có cơ hội là rời khỏi đất nước vì đất nước ngày càng tụt hậu và gần như
đứng chót trên thế giới. Tất cả những hậu quả ấy đến từ một cơ chế điều
hành yếu kém do, xin cho những nhà cầm quyền trị nước biết sám hối nhận
ra lỗi lầm của mình trước nhân dân hầu có thể khắc phục đổi mới trước
khi quá muộn màng.
Lạy Chúa, tranh đấu cho công lý và hòa
bình là một chặng đường gian nan, đầy cam go và thử thách, đòi hỏi lòng
kiên nhẫn. Xin cho những ai đang dấn bước trên con đường này biết chấp
nhận những nghịch cảnh xảy đến trong đời với tất cả niềm hy vọng lớn lao
vì biết rằng mình đang đi theo con đường mời gọi của Chúa. Nhờ đó xin
cho họ biết sẵn sàng buông mình để cho Vua Giêsu hướng dẫn cuộc đời họ
trong niềm tin yêu phó thác vào quyền năng của Thiên Chúa và cùng với
Ngài đi vào cuộc khổ nạn đau thương đời mình. Lạy Chúa xin ban đức tin
cho chúng con để chúng con nhận ra nơi Ngài chính là vị Vua đích thật mà
muôn dân đang mong đợi. Vị vua đem đến hòa bình và công lý, vị vua của
tình yêu và chân thật. Xin cho chúng ta biết chọn Ngài là vị Vua đích
thật của cuộc đời chúng con. Amen
 Chúa
Nhật Lễ Lá bắt đầu Tuần Thánh cũng là Chúa nhật cuối cùng trong tháng.
Thánh lễ lúc 20 giờ Chúa nhật cuối tháng dành cầu nguyện đặc biệt cho
công lý và hòa bình trên quê hương Việt Nam
 Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên, tân Bề trên DCCT Hà Nội chủ sự thánh lễ.
 “Nếu
quả thực “việc điều hoà trật tự công bằng của xã hội và nhà nước là một
trách nhiệm chính trị”, thi Hội Thánh “không thể đứng bên lề cuộc đấu
tranh cho công lý”.[150] Mọi Kitô hữu, bao gồm cả các mục tử của họ,
được kêu gọi bày tỏ quan tâm đối với việc xây dựng một thế giới tốt đẹp
hơn” (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 183)

 “Thập giá không phải là khởi đầu của sự thất bại, nhưng là khởi đầu của sự chiến thắng vinh quang của Đức Giêsu”
 Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Nam tham dự thánh lễ
 “không
ai có thể đòi tôn giáo phải bó gọn vào trong nội cung của đời sống cá
nhân, không có ảnh hưởng gì tới đời sống xã hội và quốc gia, không quan
tâm gì tới sự lành mạnh của các cơ chế dân sự, không có quyền đóng góp ý
kiến về các vấn đề ảnh hưởng tới xã hội” (Tông Huấn NVTM, số 183)
|